Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

HỘI THẢO KHOA HỌC “MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ NGOẠI NGỮ PHÁP LÝ VÀ ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY”

Với mục đích điều chỉnh và hoàn thiện chương trình, phương pháp giảng dạy các môn Tiếng Anh Pháp lý và Tiếng Nhật Pháp lý, sáng ngày 20/12/2019, Khoa Ngoại ngữ Pháp lý Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Một số nghiên cứu về ngoại ngữ pháp lý và ứng dụng trong giảng dạy”.


_________
Hội thảo có sự tham dự của TS. Trần Thăng Long – Phó trưởng Khoa Ngoại ngữ Pháp lý, ThS. Phan Lê Chi – Phó trưởng Bộ môn Tiếng Anh Tổng quát, ThS. Phạm Thị Phương Anh – Phó trưởng Bộ môn Tiếng Anh Pháp lý, ThS. Nguyễn Vũ Pha Phim - Phó Trưởng Bộ môn Tiếng Nhật Pháp lý cùng các giảng viên khoa Ngoại ngữ Pháp lý, khách mời và sinh viên có quan tâm.
Mở đầu hội thảo, TS. Trần Thăng Long trình bày khái quát về nhu cầu sử dụng Ngoại ngữ Pháp lý trong thời kỳ hội nhập, phát triển của Việt Nam cũng như sơ lược những khó khăn và thuận lợi hiện nay trong hoạt động học tập, giảng dạy của khoa Ngoại ngữ Pháp lý.
Hội thảo được chia làm ba phiên, với các tham luận phân tích sự giống và khác nhau giữa tiếng Anh, tiếng Nhật tổng quát so với tiếng Anh, tiếng Nhật chuyên ngành; những chia sẻ về kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng ngôn ngữ; các nghiên cứu về phương pháp tích hợp việc giảng dạy tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh pháp lý, phương pháp kết hợp kỹ năng dạy viết, viết luận văn chuyên ngành tiếng Nhật pháp lý.
Phiên thứ nhất của hội thảo xoay quanh chủ đề “Ngoại ngữ Pháp lý và giảng dạy Ngoại ngữ Pháp lý” với các tham luận sau:
- Tham luận “Thuật ngữ Latin trong tiếng Anh pháp lý” – do ThS. Phan Lê Chi – Phó trưởng Bộ môn Tiếng Anh Tổng quát trình bày;
- Tham luận “Liên từ đầu câu trong văn bản khoa học pháp lý Nhật Bản và gợi ý chuyển dịch sang tiếng Việt" – do ThS. Phan Tuấn Ly – Giảng viên Khoa Ngoại ngữ Pháp lý trình bày;
- Tham luận “Đơn vị hành chính Việt Nam và Nhật Bản, đề xuất chuyển dịch thuật ngữ chỉ đơn vị hành chính Nhật Bản từ tiếng Nhật sang tiếng Việt” – do GV Nguyễn Thảo Lâm Viên – Giảng viên Khoa Ngoại ngữ Pháp lý trình bày;
Các tham luận của phiên thứ hai của hội thảo liên quan trực tiếp đến chủ đề “Phương pháp giảng dạy Ngoại ngữ Pháp lý” với các tham luận sau:
- Tham luận “Một số phương pháp giảng dạy giúp nâng cao kỹ năng nghe – hiểu tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên” – do ThS. Cao Đặng Quỳnh Trâm - Giảng viên Khoa Ngoại ngữ Pháp lý trình bày;
- Tham luận “Kết hợp kỹ năng dạy viết và viết bài nghiên cứu khoa học chuyên ngành tiếng Nhật pháp lý” do ThS. Nguyễn Vũ Pha Phim - Phó trưởng Bộ môn Tiếng Nhật Pháp lý trình bày;
- Tham luận “Kỹ năng viết Task 2 IELTS và kỹ năng viết tiếng Anh pháp lý” – do ThS. Phạm Thị Phương Anh – Phó trưởng Bộ môn Tiếng Anh Pháp lý trình bày.


 

Phiên thứ ba của hội thảo với các tham luận xoay quanh chủ đề “Giảng dạy tích hợp trong Ngoại ngữ Pháp lý và thái độ của sinh viên”:
- Tham luận “Thái độ của sinh viên đối với phương pháp học tích hợp trong môn Nói tiếng Anh pháp lý” – do ThS. Nhâm Thành Lập, ThS. Phạm Thị Thùy Dung - Giảng viên Khoa Ngoại ngữ Pháp lý trình bày;
- Tham luận “Phản hồi của sinh viên năm cuối về mô hình thực hành – kiểm tra kỹ năng nói tiếng Anh pháp lý có tích hợp IELTS” – ThS. Nhâm Thành Lập - Giảng viên Khoa Ngoại ngữ Pháp lý trình bày;
- Tham luận “Các ứng dụng trên điện thoại di động và việc tự học phát âm tiếng Anh” – do ThS. Hà Nhật Linh - Giảng viên Khoa Ngoại ngữ Pháp lý trình bày;
- Tham luận “Động lực học môn viết học thuật của sinh viên – nghiên cứu lý thuyết” – do ThS. Lê Nguyễn Thảo Thy, ThS. Lương Minh Hiếu - Giảng viên Khoa Ngoại ngữ Pháp lý trình bày.

 


Kết thúc mỗi phiên trình bày, các giảng viên và khách mời đã cùng trao đổi, nhận xét những nghiên cứu về các phương pháp giảng dạy mới, từ đó rút ra những kết luận góp phần hoàn thiện chương trình giảng dạy Ngoại ngữ Pháp lý.

Tìm việc làm
Kết nối với ĐH LUẬT TPHCM

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.